SẢN PHẨM
Nam Bắc nỗ lực để trở thành nhà phân phối và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ trong ngành Nông dược; Giống cây trồng và các dịch vụ kỹ thuật cây trồng; các dịch vụ Khử Trùng và Kiểm soát dịch hại có uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
SẢN PHẨM CỦA CHÚNG TÔI
Tin tức
PHÒNG TRỪ NHỆN ĐỎ (Panonychus citri )TRÊN CÂY QUÝT HỒNG LAI VUNG BẰNG THUỐC SINH HỌC
Huyện Lai Vung của tỉnh Đồng Tháp có diện tích trồng cây có múi cao nhất tỉnh, diện tích hơn 1.418,8 ha trong đó diện tích trồng Quýt Hồng chiếm đa số. Hiện nay nông dân trồng Quýt đang gặp hai đối tượng là “Nhện Đỏ và Bọ Trĩ” là đối tượng nổi lo của bà con nông dân, sức phá hoại của chúng rất mạnh làm giảm năng suất cũng như phẩm chất của trái. Đối tượng này ngày càng tỏa ra kháng các loại thuốc BVTV vì vậy việc phòng trừ nhện đỏ, bọ trĩ trên cây có múi là một biện pháp rất cần thiết để bảo vệ vườn cây có múi đạt năng suất và phẩm chất của trái.
Là loại sâu hại rất nhỏ bé, khó nhìn được bằng mắt thường. màu nâu đỏ. Nhện đỏ thường tập trung sống, chích hút mặt dưới của lá. Mật độ cao làm cho các lá cam quýt mất màu xanh bóng, chuyển sang màu trắng bạc, lá mất dần khả năng quang hợp, bị nặng lá sẽ bị rụng hàng loạt. Trên quả nhện gây ra vết sần sùi màu nâu xám và thô nhám như có phủ một lớp cám bên ngoài vì thế có người gọi là “bệnh da cám”, làm giảm năng suất và phẩm chất quả. Nhện đỏ thường phát triển mạnh vào mùa khô hạn và trời nắng ấm.
Để hạn chế tác hại của nhện đỏ bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
- Không nên trồng quá dày làm cho vườn cam bị um tùm rậm rập, không thông thoáng, tán bị che phủ nhiều.
- Bón phân dứt điểm thành từng đợt và phải bón cân đối giữa đạm, lân, kali. Nếu vườn thường bị nhện gây hại nhiều thì nên tăng cường bón thêm phân lân và kali.
- Tỉa bỏ những cành, lá không cần thiết bên trong tán cây để tán cây luôn luôn được thông thoáng.
- Nếu vườn bị nhện gây hại nặng thì cứ mỗi đợt cây ra đọt, lá non nên phun xịt 3 lần thuốc trừ nhện: lần 1 khi cây vừa nhú đọt non, lần hai khi đọt non ra rộ và lần ba khi lá non bước sang giai đoạn bánh tẻ. Khi cây đã bước vào giai đoạn cho trái thì cứ mỗi một đợt ra bông kết trái bạn cũng nên phun xịt 3 lần thuốc: Lần 1 lúc nụ hoa ra rộ, lần 2 sau khi tượng trái rộ khoảng 1 tuần và lần 3 cách lần 2 khoảng 10 ngày.
Do nhện đỏ có tính kháng thuốc rất nhanh vì thế không nên phun xịt một loại thuốc kéo dài nhiều lần mà phải luân phiên bằng một trong những loại thuốc sâu dạng sinh học và hiệu quả kéo dài nhằm đảm bảo an toàn cho người và môi trường như là thuốc Mikmire 7.9EC (hoạt chất: Emamectin Benzoate) liều lượng sử dụng từ 10-13 ml/bình 20 lít nước; thuốc KobiSuper 1SL (matrine) liều sử dụng là 20ml/bình 20 lít nước. phun ướt đều 2 mặt lá (nhất là phía mặt dưới của lá).
Là loại sâu hại rất nhỏ bé, khó nhìn được bằng mắt thường. màu nâu đỏ. Nhện đỏ thường tập trung sống, chích hút mặt dưới của lá. Mật độ cao làm cho các lá cam quýt mất màu xanh bóng, chuyển sang màu trắng bạc, lá mất dần khả năng quang hợp, bị nặng lá sẽ bị rụng hàng loạt. Trên quả nhện gây ra vết sần sùi màu nâu xám và thô nhám như có phủ một lớp cám bên ngoài vì thế có người gọi là “bệnh da cám”, làm giảm năng suất và phẩm chất quả. Nhện đỏ thường phát triển mạnh vào mùa khô hạn và trời nắng ấm.
Để hạn chế tác hại của nhện đỏ bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
- Không nên trồng quá dày làm cho vườn cam bị um tùm rậm rập, không thông thoáng, tán bị che phủ nhiều.
- Bón phân dứt điểm thành từng đợt và phải bón cân đối giữa đạm, lân, kali. Nếu vườn thường bị nhện gây hại nhiều thì nên tăng cường bón thêm phân lân và kali.
- Tỉa bỏ những cành, lá không cần thiết bên trong tán cây để tán cây luôn luôn được thông thoáng.
- Nếu vườn bị nhện gây hại nặng thì cứ mỗi đợt cây ra đọt, lá non nên phun xịt 3 lần thuốc trừ nhện: lần 1 khi cây vừa nhú đọt non, lần hai khi đọt non ra rộ và lần ba khi lá non bước sang giai đoạn bánh tẻ. Khi cây đã bước vào giai đoạn cho trái thì cứ mỗi một đợt ra bông kết trái bạn cũng nên phun xịt 3 lần thuốc: Lần 1 lúc nụ hoa ra rộ, lần 2 sau khi tượng trái rộ khoảng 1 tuần và lần 3 cách lần 2 khoảng 10 ngày.
Do nhện đỏ có tính kháng thuốc rất nhanh vì thế không nên phun xịt một loại thuốc kéo dài nhiều lần mà phải luân phiên bằng một trong những loại thuốc sâu dạng sinh học và hiệu quả kéo dài nhằm đảm bảo an toàn cho người và môi trường như là thuốc Mikmire 7.9EC (hoạt chất: Emamectin Benzoate) liều lượng sử dụng từ 10-13 ml/bình 20 lít nước; thuốc KobiSuper 1SL (matrine) liều sử dụng là 20ml/bình 20 lít nước. phun ướt đều 2 mặt lá (nhất là phía mặt dưới của lá).