SẢN PHẨM

Đồng Tâm nỗ lực để trở thành nhà phân phối và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ trong ngành Nông dược; Giống cây trồng và các dịch vụ kỹ thuật cây trồng; các dịch vụ Khử Trùng và Kiểm soát dịch hại có uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

Kỹ thuật

GIẢI PHÁP TỐI ƯU ĐẶC TRỊ BỆNH GHẺ TRÊN CÂY CÓ MÚI

GIẢI PHÁP TỐI ƯU ĐẶC TRỊ BỆNH GHẺ TRÊN CÂY CÓ MÚIGIẢI PHÁP TỐI ƯU ĐẶC TRỊ BỆNH GHẺ TRÊN CÂY CÓ MÚI
 
Hiện nay Cam, Quýt là một trong những loại nông sản có giá trị kinh tế cao. Được bà con nông dân trồng  khá nhiều các tỉnh. Trong đó tỉnh Đồng Tháp có diện tích trồng cây có múi trên 3.239 ha, trồng nhiều nhất là huyện Lai Vung diện tích cây có múi trên 1.418 ha. Tuy nhiên cây Cam, quýt  rất dễ nhiễm sâu bệnh tấn công trong đó có bệnh ghẻ nhám là một trong những bệnh phổ biến ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và phẩm chất cũng như chất lượng của trái.  Bà con nông dân nhà vườn đang  quan tâm đến bệnh ghẻ nhám vì nếu không có biện pháp phòng trị kịp thời bệnh ghẻ nhám làm cho cây làm cho cây chậm phát triển, trái còi nhỏ, cây và lá khô cẳn là suy kiệt cây.
Tác nhân gây bệnh là do nấm Elsinoe fawcetti. Bệnh gây hại trên cành non, trái non và đọt non; Trên lá non: Ban đầu vết bệnh chỉ là một chấm nhỏ mất màu, Sau đó vết bệnh lớn dần, màu đỏ nâu. Dần dần vết bệnh tạo thành mụn cóc nhô lên khỏi mặt lá, nhiều vết bệnh mọc dày đặc, sờ lên mặt lá thấy mụn rộp, làm cho lá vặn vẹo, biến dạng. Nếu bị tấn công trễ thì vết bệnh tập trung nhiều ở gần gân chính của lá, làm cho lá co rúm, có hình dàng lòng mo; Trên cành non: Vết bệnh cũng mọc nhô lên giống như trên lá, vết bệnh thường mở rộng hơn và dày đặc hơn. Nếu nhẹ vết bệnh sẽ làm cho cành sần sùi, màu vàng nhạt, có các vẩy màu vàng, khi cạo nhẹ các vẩy này sẽ tróc ra. Nếu nặng sẽ làm cho cành bị khô, chết; Trên trái non: Ban đầu vết bệnh nhỏ, sau đó lớn dần theo độ lớn của trái, vết bệnh nổi gờ, nhú lên như hình chóp nhọn ở trên vỏ trái, làm cho vỏ trái sần sùi, vỏ dày, khô, ít nước và dễ bị rụng. Có những trái bị nặng vết bệnh nhiều dày đặc giống như rải cám trên vỏ, nên có người gọi là bệnh “da cám"


Nấm bệnh chỉ xâm nhập gây hại trên những bộ phận non của cây như trái non, lá non và cành non. Những cây còn nhỏ trong vườn ươm nếu bị bệnh tấn công sớm, nhiễm nặng có thể bị lùn.
Nấm bệnh lưu tồn chủ yếu trên các lá, cành và trái bị nhiễm bệnh. Khi lá trái bị bệnh già, cành khô chết, bào tử nấm bệnh sẽ hình thành và lây lan sang các cây khác nhờ mưa, gió, sương, côn trùng.
Ghẻ nhám là một trong những bệnh rất khó phòng trị. Để hạn chế tác hại của bệnh các bạn có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau:
- Tránh trồng cây con bị bệnh.
- Không trồng mật độ quá dày, thường xuyên vệ sinh vườn, tỉa cành tạo tán cho vườn cây thông thoáng
- Vườn ươm, vườn trồng phải cao ráo, tránh đọng nước.
- Cắt bỏ cành lá bệnh và mang ra khỏi vườn tiêu hủy để hạn chế mầm bệnh lây lan.

- Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục. Bón phân cân đối hợp lý theo từng giai đoạn để tránh ra đọt non liên tục. Giảm lượng phân đạm bón cho cây và ngưng phun phân bón lá lúc cây đang bệnh.
Sử dụng thuốc hóa học như thuốc SAT 4SL (hoạt chất Cytosinpeptidemycin 4%) là một loại thuốc có hiệu quả cao đối với bệnh ghẻ nhám trên cam quýt. Bà con sử dụng với liều lượng 1cc/1 lít nước và phun lại lần 2 cách nhau 5 ngày. Là loại thuốc nguồn gốc sinh học có hoạt chất kháng sinh thế hệ mới vì thời gian cách ly ngắn, ít độc với con người và môi trường.
Để phòng trị bệnh ghẻ nhám đạt hiệu quả cao và tiết giảm chi phí sản xuất, bà con nông dân nên phun thuốc sớm vào giai đoạn lá non, trái non và phải đảm bảo theo nguyên tắc 4 đúng.