Phòng trừ bệnh bạc lá và đốm sọc vi khuẩn trên lúa

Ở Đồng bằng sông Cửu Long  trong thời gian sau đợt nắng nóng kéo dài, thời tiết tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt từ đầu tháng 7 đến nay nắng nóng và mưa gió xen kẽ nên bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn đã xuất hiện và gây hại trên lúa Hè Thu và Thu Đông.

Ở Đồng bằng sông Cửu Long  trong thời gian sau đợt nắng nóng kéo dài, thời tiết tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt từ đầu tháng 7 đến nay nắng nóng và mưa gió xen kẽ nên bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn đã xuất hiện và gây hại trên lúa Hè Thu và Thu Đông.
Cả hai đối tượng trên đều do vi khuẩn gây nên, bệnh bạc lá lúa do vi khuẩn Xanthomonas oryzae và bệnh đốm sọc do vi khuẩn Xanthomonas oryzicola. Biện pháp phòng trừ gặp nhiều khó khăn, và nông dân phải phun nhiều lần thuốc BVTV làm tăng chi phí sản xuất .
Vì thực tế hiện nay thuốc đặc hiệu cho bệnh do vi khuẩn gây bệnh trên thị trường rất ít. Đối với bệnh bạc lá, triệu chứng ban đầu thường phía bìa lá, chóp lá chuyển vàng trước (nên có nơi gọi bệnh cháy bìa lá), sau đó phần chóp vàng và hóp lại như mo cau, vết bệnh lan dần vào trong theo đường gợn sóng màu vàng. Phần lá bị bệnh chuyển màu xanh tái, vàng lục. Giữa phần lá bị bệnh và chưa bị có ranh giới rõ ràng, giới hạn theo đường gợn sóng màu vàng, có khi chỉ một đường viền màu nâu đứt quãng. Khi phần mô lá nhiễm bệnh bị chết, chúng ta thấy lá bạc, khô và xơ xác. Nếu ẩm độ cao, tế bào trương nước ít bắt gặp giai đoạn lá chuyển vàng và chỉ thấy lá bị khô trắng lúc nắng lên.

 


Đối với bệnh đốm sọc triệu chứng là những sọc nhỏ ngắn khác nhau, chạy dọc theo các gân lá. Lúc đầu vết sọc xanh trong giọt dầu, chuyển màu nâu, xung quanh sọc màu nâu có các quầng vàng. Nếu lá bị nhiều đốm sọc tập trung thì các quầng vàng liên kết nhau làm lá lúa bị vàng và khô cháy như bệnh bạc lá. Vi khuẩn gây bệnh bạc lá và bệnh đốm sọc phát sinh phát triển trong điều kiện nhiệt độ 26 - 31 độ C và ẩm độ 80 - 90%, bệnh thường gây hại nặng vào giai đoạn lúa đòng - trỗ.
Vi khuẩn xâm nhiễm vào cây chủ yếu qua vết thương cơ giới, lan truyền nhờ nước, mưa, gió và tiếp xúc cọ xát giữa các lá, các cây trong ruộng. Bệnh đốm sọc vi khuẩn. Hiện nay ở Đồng bằng SCL thời tiết phù hợp cho bệnh phát triển có mưa và gió nhẹ. Vì vậy nguy cơ bùng phát dịch bạc lá, đốm sọc vi khuẩn trên lúa cao.
Để phòng trừ hiệu quả bệnh bạc lá và bệnh đốm sọc do vi khuẩn cần thực hiện tốt các bước từ khi chuẩn bị xuống giống như:  chọn các giống kháng; xử lý hạt giống. bón phân cân đối, tăng cường kali giai đoạn bón thúc đòng . Nếu bệnh chớm xuất hiện, nếu điều kiện thủy lợi thuận tiện nên rút nước khô ruộng 2 - 3 ngày và sử dụng thuốc hóa học để trị bệnh trên vi khuẩn như Sat 4SL phun 2 lần mỗi lần cách nhau 5 ngày. Trong giai đoạn lúa làm đòng trổ thì kết hợp Sat 4SL + Over Amis 300SC trước trổ và sau  trổ để ngừa được bệnh lem lép hạt trên lúa.